Bố mẹ có nên dỗ mỗi lần bé khóc hay thỉnh thoảng nên để bé khóc hết? Điều đó có chứng tỏ bố mẹ vô tâm? Đây là những câu hỏi mà mỗi gia đình có con nhỏ luôn đặt ra.
Hình ảnh minh họa
Khóc dạ đề: Có nên dỗ mỗi lần bé khóc?Trung bình mỗi đứa trẻ sơ sinh sẽ khóc 1 giờ mỗi ngày vào 2 tuần đầu tiên bé chào đời với nhiều mức độ khác nhau. Vào tuần 6 – 8, mức độ này sẽ tăng lên đến 1 – 5 giờ mỗi ngày tùy thuộc vào mỗi bé. Và vào khoảng 3 – 4 tháng tuổi, trung bình trẻ sẽ khóc 1 giờ mỗi ngày.
Trẻ khóc luôn là nỗi căng thẳng của người lớn. Ngoài việc lo lắng không biết bé có bị gì hay không, bé có đau ở đâu không và làm sao để bé hết khóc, bạn còn đối mặt với việc mất ăn, mất ngủ, tinh thần giảm sút gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Điều bạn cần lưu ý là khi bé khóc, chắc chắn là có vấn đề gì đó xảy ra với bé. Nhiệm vụ của bạn là hãy kiểm tra xem có bất thường gì xảy ra cho bé hay không và tìm cách giải quyết những bất thường đó ngay nếu có thể. Hãy dựa vào bản năng bố mẹ để học tín hiệu từ bé mỗi khi bé khóc, vì mỗi bé sẽ có một cách thể hiện cảm xúc riêng của mình tùy vào mỗi gia đình. Bạn nên nhớ rằng, khóc chính là cách giao tiếp của trẻ để truyền đạt thông điệp đến bố mẹ về mong muốn của chúng.
Đôi khi rất dễ nhận biết yêu cầu của bé qua tiếng khóc, chẳng hạn như bé khóc vì đói, và điều này dễ dàng giải quyết bằng việc cho bé ăn; hoặc bé khóc do tè”, “ị” là tín hiệu bạn nên thay tã cho bé.
Ở một số trường hợp khác, việc bé khóc có liên quan đến một số biểu hiện bệnh như nóng sốt, cảm lạnh, đau nhức v…v… Những trường hợp này sẽ phức tạp và cần nhiều thời gian hơn để giải quyết. Bạn sẽ học những kinh nghiệm này theo thời gian bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Hình ảnh minh họa
Tuy nhiên, có một giai đoạn khi cơn khóc của bé không tài nào giải quyết được, dù bạn có ra sức dỗ dằn, hát ru… đó là cơn khóc do sự giận dữ, bực bội…thường xuất hiện vào ban đêm hoặc tối trước khi ngủ, thời điểm mà ba mẹ cần sự nghỉ ngơi hoặc đã thiếp ngủ. Những cơn giận dữ này dường như không thể nào dập tắt được cho tới khi bé cảm thấy mệt và ngủ thiếp đi, tuy nhiên nếu bé tỉnh giấc do một tác động nào đó, bé sẽ lại tiếp tục quấy khóc.
Làm cách nào để dỗ bé trong trường hợp này? Khi mà mọi cố gắng làm dịu bé đều thất bại? Trong trường hợp này bạn có 2 lựa chọn, một là tiếp tục ẵm bé trên tay, hát, ru, đung đưa…hai là để bé vào trong cũi và để bé khóc hết, thỉnh thoảng cũng kiểm tra xem tình hình của bé.
Tất nhiên là bạn sẽ mong muốn lựa chọn cách làm đầu tiên vì không muốn làm những ông bố bà mẹ vô tâm. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận vì nếu việc này tiếp diễn liên tiếp trong nhiều tháng, bạn sẽ trở thành zoombies, do thường xuyên thiếu ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và không còn khả năng chăm sóc được cho người khác. Bạn thậm chí sẽ trở nên cáu gắt với bé, và điều này chỉ khiến tình hình nghiêm trọng hơn mà thôi.
Do đó, lời khuyên của tôi dành cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ là, khi bé khóc mà bạn không thể tìm ra những lý do như bé đói, bé cần thay tã, thay đổi tư thế nằm hoặc bé bị ốm v…v…, thì hãy đặt bé vào trong cũi, để yên cho bé khóc hết ra. Điều này không có nghĩa bạn là những ông bố bà mẹ vô tâm. Hãy để bé nằm yên và khóc hết cơn, thỉnh thoảng bạn có thể lại gần quan sát biểu hiện của bé. Đừng cố gắng nói chuyện với bé, bạn có thể chạm nhẹ vào bé để bé biết bạn vẫn bên cạnh bé và làm dịu cơn bực tức của bé bằng thái độ bình tĩnh và dịu dàng của bạn. Bé sẽ học cách kiểm soát cảm xúc và bạn cũng sẽ bình tĩnh hơn để giải tỏa con khóc của bé.