Tác hại không ngờ khi cho trẻ bú bình lúc đang ngủ

Hình ảnh bé ôm chiếc bình sữa bú trong lúc ngủ rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh chưa biết được tác hại của việc này, nhất là với những người mới có con lần đầu. Thực tế cho thấy có nhiều rủi ro có thể xảy ra khi bé ngậm bình sữa trong nhiều giờ liền.

tac-hai-cho-be-bu-binh-khi-dang-ngu

Hình ảnh minh họa

Bé bú bình và nguy cơ sâu răng

  • Với những bé đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Lí do là các mảng bám sẽ làm cho bé sâu răng. Nếu bị sâu trầm trọng, răng bé có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé trước khi đi ngủ, nếu không vi khuẩn sẽ tấn công và phá hủy răng của bé.

Bé bú bình và nguy cơ sặc

  • Bé bị sặc sữa rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì khi bé ngủ, sữa có thể vẫn chảy vào họng bé cho dù bé không mút nữa.

Bé bú bình và nguy cơ nhiễm trùng tai

  • Khi bạn để bé vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai của bé. Nếu bạn không phát hiện kịp thời để vệ sinh, tai bé có thể bị nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhất là việc phát triển thính giác sau này.

Bé bú bình và nguy cơ viêm phổi

  • Hệ hô hấp của con người có hai đường dẫn khí khác nhau, một đường cho không khí ra vào phổi, một đường khác cho thức ăn và dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Vì vậy, nếu bé vừa nằm vừa bú bình, đường dẫn đến phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Lúc này, chỉ một lượng sữa nhỏ cũng có thể vào qua đường thở đến phổi, dẫn đến viêm phổi và các vấn đề về hô hấp khác cho bé.

Bé bú bình và nguy cơ ngứa da

  • Khi bé ngủ quên với bình sữa ngậm trong miệng, sữa có thể chảy xuống má của bé làm da bé ẩm ướt, gây kích ứng da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, cáu gắt, ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên cho bé uống sữa xong trước khi ngủ.


box-bebirth

Bình luận của bạn

Mua hàng ngay

Liên hệ sản phẩm

18001190