Làm thế nào bổ sung khoáng chất cho bà bầu đầy đủ nhất?

Nhu cầu khoáng chất của các mẹ tăng cao trong thai kỳ, bởi vậy cần chú ý bổ sung khoáng chất cho bà bầu một cách đúng và đủ nhất. Be Birth xin được giới thiệu cho các mẹ các loại khoáng chất quan trọng cần bổ sung trong thai kỳ và ý nghĩa của chúng, từ đấy các mẹ sẽ rút ra chế độ dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.

Bổ sung khoáng chất cho bà bầu những loại nào?

Crom

  • Crom là thành phần chính của GTF (yếu tố dung nạp glucose), một nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat của cơ thể. Các GTF hoạt động hỗ trợ insulin trong việc duy trì cân bằng đường huyết. Ngoài ra crôm còn tác động đến sự chuyển hoá của chất béo bằng việc đốt cháy lipid, giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể cũng như ngừa béo phì và các bệnh lý về tim mạch, chứng xơ vữa động mạch.
  • Thiếu crom có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hòa lượng đường trong máu của insulin, gây tăng đường huyết; tăng cholesterol và lipid máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh động mạch vành khác.

Thực phầm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô (loại còn nguyên cám), hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, bông cải xanh…

 

Mangan Gluconat

Mangan là một khoáng chất vi lượng chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể, được tìm thấy chủ yếu trong xương, gan, thận, và tuyến tụy. Mangan giúp hình thành mô liên kết, xương, các yếu tố đông máu và hormone giới tính. Mangan cũng đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hấp thụ canxi và điều hòa đường huyết; cần thiết cho não và chức năng thần kinh hoạt động bình thường.

Đồng bisglycinat

  • Đồng có vai trò quan trọng trong quá trình đồng hóa canxi và photpho, tham gia vào quá trình khoáng hóa xương, hình thành phospholipid của màng tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh.
  • Đồng giúp tăng hấp thu sắt, là một chất xúc tác cần thiết để cấu tạo phân tử hemoglobin kết hợp với sắt, do đó có chức năng chống thiếu máu, góp phần tích cực vào sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Đồng cũng góp phần cân bằng nội tiết, điều tiết sự bài tiết của tuyến giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận. Ngoài ra, đồng cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa.
  • Phụ nữ mang thai mà thiếu đồng có thể gây ra dị tật thai nhi bẩm sinh, trẻ sơ sinh thiếu cân, thiếu một phần não của bào thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai

Sắt

  • Sắt là nguyên tố thiết yếu cho sản xuất hemoglobin. Nhu cầu về sắt tăng lên rõ rệt trong thời gian mang thai vì thể tích máu người mẹ tăng bổ sung cho thai nhi và nhau thai. Nhu cầu sắt tăng lên này không thể bù đắp bằng thực phẩm.
  • Lượng khuyến cáo hàng ngày ở phụ nữ có thai là 27 mg/ngày, trong khi phụ nữ không có thai chỉ cần 18 mg/ngày
  • Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ và sản phụ, chuyển dạ sớm, và nhẹ cân ở trẻ sau sinh. Thiếu máu cũng tác động tiêu cực tới sự phát triển và chức năng bình thường của não trẻ sơ sinh.

Sắt là nguyên tố thiết yếu cho sản xuất hemoglobin

Magie

  • Magie giúp giảm hội chứng thận hư, ngăn ngừa lắng đọng canxi thành sỏi thận, giảm chứng khó tiêu và táo bón, chuột rút ban đêm, viêm tĩnh mạch do áp lực tử cung.
  • Magie là chất chống đau nửa đầu làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới tiền mãn kinh, đa kinh hay gặp sau khi sinh, mất ngủ, đau vú, giảm stress. Magie giảm tính kích thích thần kinh, được sử dụng trong y học để điều trị một số cơn co giật như sản giật.
  • Magie huyết thấp làm cơ tử cung dễ bị kích thích và gây ra nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân, hội chứng suy hô hấp, làm tăng nguy cơ chết đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Kẽm

  • Thiếu kẽm ở phụ nữ có thai có thể dẫn tới tăng nguy cơ bất thường bẩm sinh (bao gồm cả những khiếm khuyết ống thần kinh), chậm sinh, hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, trẻ nhẹ cân sau sinh và những biến chứng khác khi mang thai và lúc sinh, như sinh non

Selen

  • Selen là một nguyên tố vi lượng cần thiết đối với nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể
  • Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh sự thiếu hụt selen có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các khối u (ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt) cũng như các bệnh về tim mạch, xương và thần kinh.
  • Sự thiếu hụt selen có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai, sảy thai, phá hủy hệ thần kinh và miễn dịch của thai nhi. Nồng độ selen thấp trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai là một trong những yếu tố dự đoán trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Trong thời gian mang thai, nồng độ selen trong máu giảm đáng kể. Sự thay đổi này có thể là do nhu cầu oxy ở mẹ và thai nhi tăng. Vì vậy, bổ sung selen trong giai đoạn sinh sản có ý nghĩa rất quan trọng

Iod

Theo tổ chức Y tế thế giới, lượng iod khuyến cáo hàng ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú là 250 µg/ngày. Thiếu iod trong quá trình mang thai có thể gây ra suy giáp trạng ở sản phụ và thai nhi, chậm phát triển thần kinh ở thai nhi, sảy thai, dị tật thai nhi, tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ sinh ra bị lùn. Hậu quả nghiêm trọng nhất là trẻ bị đần độn.

Bổ sung iod trước hoặc trong giai đoạn đầu mang thai giúp ngăn ngừa nguy cơ đần độn ở trẻ, tăng cân ở trẻ, giảm tỷ lệ tử vong chu sinh và thường làm tăng điểm phát triển ở trẻ từ 10 – 20%. Vì vậy, việc bổ sung iod trong toàn bộ quá trình mang thai là rất cần thiết.

thực phẩm giàu iod

Thực phẩm giàu iod

Bình luận của bạn

Mua hàng ngay

Liên hệ sản phẩm

18001190