Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu khá quan trọng, vì nó có thể ảnh huởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể trong giai đoạn này, nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của bé rất cao
Hình ảnh minh họa
1- Những dưỡng chất cần thiết trong 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Mang thai 3 tháng đầu, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calories mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 đến 2,5 kg trong thời gian này. Đặc biệt, đừng quên những dưỡng chất quan trọng sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bầu nhé!
Hình ảnh minh họa
- Axit folic: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường a-xít folic ngay từ lúc mới “nhen nhóm” ý định mang thai. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg folic trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.
- Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ bầu sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, thiếu sắt cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
- Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương, răng của mình. Nếu không có đủ nhu cầu cần thiết, bé cưng sẽ bào mòn dần canxi trong cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ mẹ sau sinh bị loãng xương do thiếu canxi.
- Protein: Vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, bổ sung protein khi mang thai vừa giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Nguồn năng lượng từ protein thường chiếm từ 10-35% lượng calories cơ thể cần, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.
2 – Thực phẩm không thể bỏ qua khi mang thai 3 tháng đầu
Hình ảnh minh họa
- Súp lơ: Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
- Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ có thể dùng đậu để nấu chè, vừa dinh dưỡng, vừa dễ làm. Tuy nhiên, đừng cho quá nhiều đường nếu không muốn bị tác dụng ngược mẹ bầu nhé!
- Các loại quả có nhiều múi như: cam, quýt, bưởi…: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
- Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Hơn nữa, đậu phộng cũng chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn nhiều đậu phộng cũng gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cũng như làm bà bầu bị nóng trong người. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên ăn một nhúm nhỏ đậu phộng, bầu ơi.
- Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
- Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
- Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
- Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.