Bệnh trĩ ở bà bầu – Nguyên nhân và cách điều trị

Bà bầu bị trĩ có thể gặp những khó khăn khi sinh nở hoặc sau sinh.

Khi mang thai các mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi bất thường của cơ thể trong đó có bệnh trĩ. Nó không chỉ mang đến những đau đớn cho các mẹ ngay tại thời điểm đó mà còn gây ra khó khăn trong quá trình sinh nở. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu như thế nào?

 

Bệnh trĩ ở bà bầu – nguyên nhân và cách điều trị

 

Bệnh trĩ và nguyên nhân:

Bệnh trĩ là bện được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, không gây đau nhưng có xu hướng chảy máu. Trĩ ngoại là cục u mềm xung quanh hậu môn, có thể gây ra xuất huyết nhỏ dưới da.

Bà bầu bị trĩ thường dễ bị trĩ trong 3 tháng cuối. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ giai đoạn này là do tăng lưu lượng máu, táo bón, tiền sử gia đình có người bị trĩ.

Táo bón:

Khi mang bầu phụ nữ thường lo lắng, buồn nôn, ốm nghén, bổ sung dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến chứng táo bón, đi đại tiện khó khăn, đau rát, thậm chí chảy máu hậu môn.

Tăng lưu lượng máu:

Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ có thêm một lượng máu lớn trong thai kỳ, cũng như cân nặng cũng tăng lên gây ra áp lực ở vùng chậu và trực tràng góp phần tạo nên bệnh trĩ. Lượng máu lớn giai đoạn này cũng gây ra giãn tĩnh mạch trong đó có tĩnh mạch hậu môn khiến khu vực này càng dex trở nên sưng tấy, nóng rát.

Ngoài ra, theon đông y, phụ nữ ít vận động cũng gây nên tình trạng khi huyết kém lưu thông khiến tăng độ sa giãn búi tĩnh mạch. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ giai đoạn mang thai mạnh hơn nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.

 

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ với sự lớn lên của thai nhi, Khi bị bệnh, bạn thường cảm thấy đau đớn, sưng tấy hậu môn. Muốn cải thiện tình trạng này khi mang thai, mẹ áp dụng theo cách sau nhé:

  • Ngồi ngâm trong nước ấm vài lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút
  • Châm cứu để lưu thông mạch máu
  • Dùng đá lạnh trườm vào vị trí hậu môn sưng tấy vài lần một ngày để giảm đau
  • Tránh ngồi quá lâu, khi ngồi quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng. Chính vì vậy, thay vì ngồi nhiều các mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.
  •  Mát-xa nhẹ nhàng vùng hậu môn để giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Tránh không gãi mạnh gây  trầy xước gây viêm nhiễm vùng hậu môn.

 

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

  • Ăn bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước có thể cần, tập luyện đúng cách và an toàn. Khi bổ sung các vi chất cần có liều lượng phù hợp, chẳng hạn việc dùng thêm sắt là cần thiết với bà bầu, nhưng viên sắt có thể đem đến một số tác dụng phụ đặc biệt là táo bón, làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi bước vào thai kì, mẹ không nên bổ sung dưỡng chất dưới dạng đơn lẻ mà nên sử dụng viên uống dưới dạng tổng hợp các vitamin và dưỡng chất cũng như thảo dược vì những viên uống này đã được điều chế, cân bằng hàm lượng phù hợp nhất nhằm tránh các tác dụng không mong muốn trong đó có táo bón.

Bình luận của bạn

Mua hàng ngay

Liên hệ sản phẩm

18001190